Đối tác
Khách Hàng
Hỗ trợ Online
 

Kinh doanh 01

Mr.Binh
Tư vấn giải pháp
Tư vấn giải pháp
Ngoc Phung
Ngoc Phung
Tổng truy cập
739902
 
Tin tức & Sự kiện
NFC - công nghệ giao tiếp tương lai

Trong tương lai không xa, chúng ta có thể mua sắm qua điện thoại thay cho tiền mặt. Ngoài ra, việc trao đổi dữ liệu đơn lẻ hoặc hàng loạt sẽ được thực hiện qua việc tiếp xúc gần hoặc chạm giữa hai thiết bị, hay mở rộng hơn là kết nối với các phụ kiện nhanh chóng thông qua thao tác chạm vào thiết bị cần kết nối… Tất cả công việc trên sẽ được thực hiện nhờ công nghệ NFC (Near Field Communication Technology).



NFC là công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn có tính năng bảo mật, cho phép thông tin được trao đổi trực tiếp giữa hai thiết bị trong khoảng cách rất ngắn. Giao thức này là một dạng của công nghệ nhận dạng tần số Radio (RFID - Radio Frequency Identification), nhưng chỉ có thể hoạt động trong khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 4cm. NFC có khả năng giao tiếp theo hai cách chủ động và bị động với các thiết bị khác.

Phát minh đầu tiên gắn với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton năm 1983. Năm 2004, NFC Forum được Nokia, Philips và Sony thành lập, có vai trò lớn trong sự phát triển của công nghệ NFC. Thêm nữa, với các nhà sản xuất, NFC Forum khuyến khích phát triển và nhận định những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC. Năm 2006, NFC Forum thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag). Cũng trong năm này, Nokia cho ra đời điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên mang tên Nokia 6131.



Tháng 1/2009, NFC công bố tiêu chuẩn Pear-to-Pear để truyền tải các dữ liệu như: danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth.... Với những thành công của hệ điều hành Android, năm 2010, smartphone thế hệ 2 của Google là Nexus S trở thành mẫu điện thoại Android đầu tiên hỗ trợ NFC. Tại sự kiện Google I/O năm 2011, NFC thêm lần nữa chứng tỏ tiềm năng với khả năng chia sẻ không chỉ danh bạ, địa chỉ URL mà còn các ứng dụng, video và game.
Tại một số quốc gia, NFC được ứng dụng vào hệ thống thanh toán giữa ngân hàng và nhà mạng di động. Với sự kết hợp trên, điện thoại hỗ trợ NFC trở thành thẻ ghi nợ (debit card). Cuộc thử nghiệm ở New York cho phép các hành khách đi tàu điện ngầm sử dụng điện thoại để thanh toán tiền vé. Các phiên bản Android tiếp theo (từ 2.3.4) hỗ trợ người dùng chia sẻ tất cả dữ liệu trong nháy mắt. Bên cạnh đó, công nghệ này còn đọc được các sticker thông minh trong dự án Google Hotpot.


Nguyên lý hoạt động

Khi chip xử lý NFC và ăng-ten của nó đi vào vùng từ trường của thiết bị đầu cuối sẽ xuất hiện dòng điện. Quá trình này được các nhà vật lý gọi là hiện tượng cảm ứng từ. Dòng điện này sẽ di chuyển giữa ăng-ten của điện thoại và thiết bị đầu cuối, tạo ra liên kết bảo mật, cho phép hai thiết bị giao tiếp bằng sóng radio tầm ngắn.


Bảo mật

Để bảo mật dữ liệu, NFC cần có sự kết hợp từ nhiều phía gồm nhà cung cấp dịch vụ bằng các giao thức mã hóa và xác thực người dùng. Ngoài ra, khách hàng cũng cần bảo vệ thiết bị và dữ liệu cá nhân với mật khẩu hay chương trình chống vi-rus. NFC có nguy cơ bị đánh cắp thông tin do tín hiệu RF dành cho quy trình truyền tải dữ liệu không dây có thể bắt được bằng ăng-ten. NFC hỗ trợ hai chế độ hoạt động là chủ động (active) và bị động (passive). Vì vậy, khả năng hacker có thể "nghe lén" tín hiệu RF bị tác động rất lớn bởi hai chế độ này. Nếu một thiết bị bị động không tạo ra trường RF riêng, thì sẽ khó có cơ hội cho hacker bắt được tín hiệu RF hơn là thiết bị chủ động. Ngoài ra, NFC cũng có thể bị đánh cắp thông tin cũng như có nguy cơ bị chỉnh sửa dữ liệu. Tuy nhiên, điều đó không quá lo ngại. Bởi nếu muốn thay đổi dữ liệu của NFC, hacker phải xử lý từng bit đơn (đơn vị đo lường thông tin) của tín hiệu RF.
Sự tiện lợi của NFC có thể gây ra nguy cơ rò rỉ dữ liệu hay truy cập trái phép do người dùng bất cẩn. Nếu làm mất thẻ NFC hoặc điện thoại hỗ trợ NFC, thì họ đã "mở đường" cho người nhặt được khai thác chức năng của nó. Khi đó, người nhặt được có thể dùng điện thoại để mua mọi thứ họ muốn. Nếu thiết bị được bảo vệ bằng mã PIN cùng những tính năng bảo mật nâng cao thì sẽ hạn chế được phần nào rủi ro như vậy.


Ứng dụng tương lai gần

Hiện tại, Nokia đã triển khai công nghệ NFC trên các mẫu điện thoại di động và một dải phụ kiện mới của hãng. Dòng sản phẩm Nokia 701, 700 và 600 của Nokia hỗ trợ chip NFC, các sản phẩm có khả năng giao tiếp với nhau để trao đổi hình ảnh, tập tin âm thanh, dữ liệu… trong nháy mắt. Người dùng chỉ cần mở nội dung cần trao đổi, chạm vào thiết bị cần gửi dữ liệu có hỗ trợ NFC là nhận được nội dung tức thì. Ngoài ra, Nokia còn giới thiệu những phụ kiện gồm loa không dây 360 độ, tai nghe bluetooth hỗ trợ NFC.

Tương lai, NFC sẽ được nhiều các nhà sản xuất điện thoại di động ủng hộ, trong đó có các tên tuổi như: Apple, Sonim, BlackBerry… Nhiều dự án thử nghiệm mô hình NFC đang được thực hiện. Thậm chí, một số công ty đã chuyển sang triển khai dịch vụ theo quy mô lớn từ một quốc gia đến đa quốc gia.


[ Quay lại ]
Các tin khác
  Thỏa thuận hợp tác với SGA    [03 / 09 / 2009]
  Kiểm soát cửa cabin ATM ngân hàng Á Châu (ACB)    [03 / 09 / 2009]
  Dịch vụ giữ xe thông minh    [18 / 09 / 2009]
  Thẻ Flexicard: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt    [13 / 10 / 2009]
  Những thiết bị bảo mật kì lạ nhất thế giới    [22 / 09 / 2010]
  Thẻ sinh viên “lên đời”    [07 / 11 / 2010]
  Danh sách khách hàng tiêu biểu    [11 / 01 / 2011]
  VTTech là nhà cung cấp thiết bị xác thực vân tay cho Ngân Hàng Á Châu (ACB)    [30 / 06 / 2011]
CÔNG TY TNHH TM DV VT
42 Trần Quý Khoách, P. Tân Định, Quận 1, TP.HCM
Tel: (84-8) 3 526 7699 - Fax: (84-8) 3 526 5199   
Email: sales@vttech.com.vn
Website:  www.vttech.com.vn
Copyright ©

VTTECH

vn.
 All
rights reserved